Gần 21 năm tồn tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động thăng trầm khác nhau. Có khi thị trường tăng mạnh mẽ thì cũng có những cú rơi mang tính lịch sử. Vậy nên trong bài viết này, bạn hãy cùng VnFintech điểm qua những lần giảm điểm đáng nhớ trên TTCK Việt Nam nhé.

1. Giảm trên 300 điểm trong năm 2001

Vn-Index chính thức hoạt động từ ngày 27/7/2000 với số điểm khởi đầu là 100 và đạt đỉnh 571 điểm vào 25/6/2001. Lúc bấy giờ, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán chỉ đếm trên đầu ngón tayNhiều nhà đầu tư vẫn còn nhớ do diễn biến thị trường lúc đó tăng trưởng quá nóng trong thời ngắn nên tạo ra bong bóng chứng khoán, tiềm ẩn nguy cơ về đợt điều chỉnh giảm sâu. Cộng thêm việc một số quy định từng được đưa ra hoặc dự kiến áp dụng lúc bấy giờ như mỗi người chỉ được mua nhiều nhất 3.000 cổ phiếu và phải nắm giữ nhiều tháng đã khiến đa số nhà đầu tư dần không còn mặn mà với thị trường.Cuối năm 2001, Vn-Index bay hơi hơn 300 điểm so với đỉnh từng xác lập, đóng cửa tại mức 235,4 điểm. Trong giai đoạn sau đó (2001-2003), nhiều đợt giảm cũng liên tiếp xuất hiện đưa Vn-Index xuống 130 điểm, từng được coi là thấp nhất trong lịch sử thị trường.

2. Giảm 60,93 điểm trong 8 phiên liên tiếp tháng 6/2006

Năm 2006 với đa số nhà đầu tư là thời điểm cơn sốt chứng khoán bộc lộ rõ rệt nhất. Vn-Index lên gần 600 điểm vào đầu tháng 4 và được đánh giá là một trong những thị trường chứng khoán có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Những công ty niêm yết như Cổ phần Cơ điện lạnh, Vinamilk báo lãi lớn khiến nhà đầu tư tích cực thu gom cổ phiếu.Việc thị trường tăng mạnh khi đó đã khiến nhiều nhà đầu tư đủ mọi tầng lớp liên tục mua chứng khoán với suy nghĩ “nay mua, mai lãi” mà không cần biết nội tại doanh nghiệp tốt hay xấu. Làn sóng này đẩy giá cổ phiếu tăng cao bất chấp nhiều cảnh báo lúc bấy giờ về một đợt giảm sâu.Sau đà tăng nóng, từ nửa cuối tháng 4/2006, chứng khoán bước vào xu thế giảm với nhịp điều chỉnh như từng dự báo. Ngày 12/6/2006, Vn-Index mất 2,81 điểm (0,51%), suốt 7 phiên liên tiếp sau đó, chỉ số này cũng lao dốc và giảm tổng cộng hơn 60 điểm (11,6%), xuống còn 487,86 điểm. Biên độ giao động lúc này của thị trường là 5%.

3. Giảm 88,58 điểm trong 7 phiên liên tiếp vào tháng 10/2008

Sau thời kỳ phục hồi và hoàng kim năm 2007, dấu ấn về năm 2008 đối với nhiều nhà đầu tư là cảm giác “ghê sợ” khi thị trường chứng khoán liên tiếp giảm điểm, ngày nào cũng chứng kiến cảnh cổ phiếu chạm sàn hàng loạt.Một trong những chuỗi giảm nổi bật nhất phải kể đến 7 phiên liên tiếp khiến Vn-Index mất 88,58 điểm (20,99%), bắt đầu từ ngày 3/10/2008. Nguyên nhân chính là bất ổn kinh tế vĩ mô thế giới tác động lên tâm lý khối ngoại, gây ảnh hưởng đến khối nội cộng thêm việc thu hẹp biên độ giao dịch.Sau hơn 6 năm kể từ cơn khủng hoảng, đến giờ khi đã trở thành giám đốc tư vấn tại một công ty chứng khoán, ông Khánh cho biết “vẫn chưa quên được cảm giác sợ hãi, hoảng loạn về thị trường năm 2008 khi lỗ vốn toàn bộ danh mục và rơi vào cảnh nợ nần. Nhiều năm sau kiên trì đầu tư mới lấy lại được”.Xu thế chính của các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2008 cũng là bán ròng. Hơn 320 tỷ đồng trên sàn TP HCM đã bị khối ngoại rút ròng khỏi sàn TP HCM trong giai đoạn Vn-Index giảm trên 88 điểm.

4. Giảm hơn 44 điểm (8,18%) trong 2 ngày vào tháng 11/2009

Ngày 25/11/2009, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định điều chỉnh tỷ giá, tăng lãi suất cơ bản lên mức 8% một năm sau 11 tháng duy trì ở 7%. Trần lãi suất kinh doanh tại các ngân hàng thương mại khi đó cũng được nâng thành 12% một năm thay vì mức cũ 10,5%. Còn tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng được điều chỉnh lên mốc kỷ lục mới 17.961 đồng ăn một đôla, tăng thêm 5,44% so với ngày 25/11.Quyết định này đã khiến chỉ số chứng khoán ngày hôm đó giảm mạnh, hàng loạt nhà đầu tư bán tháo trên diện rộng.Vn-Index mất hơn 44 điểm (tương đương 8,18%) chỉ trong hai ngày (25-26/11/2009), lùi về 482,6 điểm.

5. Giảm trên 30 điểm ngày 8/5/2014

Sau hơn một năm với nhiều dự báo tốt và những đỉnh mới liên tiếp được chỉ số chứng khoán chinh phục, ngày 8/5, giới đầu tư một lần nữa phải chứng kiến cảnh sắc đỏ nhuộm kín hai sàn. Vn-Index mất 32,88 điểm(5,87%) còn HNX-Index bay hơn 4,9 điểm (6,4%) và được đánh giá là cú giảm điểm tệ nhất trong lịch sử thị trường suốt gần 14 năm qua.

6. 20/8/2021 VN-Index đã mất 73,13 điểm (5,15%)

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (20-8), chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ. Theo đó, VN-Index còn 1.329,43 điểm, giảm 45,42 điểm (3,3%), khi đóng cửa. Trong khi đó, VN30 giảm đến 54,56 điểm, còn 1.450 điểm; HNX- Index giảm 8,01 điểm, còn 338,06 điểm; UpCom- Index giảm 2,23 điểm, còn 92,48 điểm.

Có thể nói 2021 là một năm có nhiều biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có những đợt tăng điểm mạnh, mọi người vẫn bảo rằng cứ mua là lãi, nhưng cũng có đợt giảm điểm mà ae không còn cái nịt nào. Tuy nhiên, đầu tư sẽ hơn nhau ở tư duy, nhà đầu tư phải nắm vững được kiến thức cơ bản và có cái nhìn vĩ mô, hiểu rõ về thị trường để hạn chế tối đa những lần cháy túi nhé.

(VFT Tổng hợp)

Facebook Comments Box

By Admin Super

Thời đại nào còn không dùng Fintech! Fintech hay là chết!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *