Cách đây khoảng 2 năm, lần đầu tiên người viết được 1 người bạn giới thiệu về đầu tư vào Chứng chỉ Quỹ, khi đó, với kinh nghiệm và vốn kiến thức đầu tư ít ỏi, nửa tín nửa ngờ, người viết quyết định đổ tất cả số tiền mình có vào Ngân hàng cho an toàn. Và mãi đến tận cách đây khoảng hơn 1 năm, khi yêu cầu công việc bắt buộc phải tìm hiểu về nghiệp vụ tài chính nói chung, ví điện tử nói riêng và một số ứng dụng của Fintech. Người viết mới ngỡ ngàng nhận ra, giá như mình đầu tư vào Quỹ sớm hơn!

Vì sao nên đầu tư vào Quỹ?

Theo báo Dân trí: “Việc đầu tư vào quỹ là kế hoạch tài chính dài hơi, có thể không phù hợp với những ai tìm kiếm lợi nhuận tăng đột biến gấp ba hoặc gấp bốn trong thời gian ngắn nhưng lại là lựa chọn vô cùng hữu ích cho việc lập kế hoạch tài chính bền vững, đề phòng mọi biến cố có thể xảy ra.”

Ưu điểm của việc lựa chọn các quỹ để đầu tư là khá rõ ràng. Các công ty quản lý quỹ sẽ đóng vai trò thay mặt nhà đầu tư quản lý số vốn góp và thực hiện đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các loại tài sản khác.

Đặc điểm này giúp nhà đầu tư không mất quá nhiều thời gian để tham gia vào thị trường, ngay cả khi không có nhiều kiến thức trong lĩnh vực đầu tư. Hơn nữa, bằng việc đa dạng hóa danh mục, các quỹ sẽ hạn chế được khả năng thua lỗ so với hình thức đầu tư vào cổ phiếu thông thường.

Vì sao đầu tư quỹ mở là cách đầu tư dài hạn tối ưu?

Đầu tư quỹ mở là gián tiếp đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng ở mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với trực tiếp đầu tư. Nguyên nhân đến từ 02 yếu tố chính:

Một là việc đầu tư như thế nào đã có các nhà quản lý quỹ thực hiện, họ được cho là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc quản trị danh mục và đã từng trải qua nhiều giai đoạn biến động của thị trường, do đó sự đánh giá và quyết định của họ được cho là tốt hơn nhiều so với việc chúng ta tự đem tiền đi đầu tư.

Hai là việc đa dạng hóa danh mục, một quỹ không bao giờ chỉ mua một loại chứng khoán. Hơn ai hết họ hiểu rõ rủi ro của việc dồn trứng vào một giỏ. Do đó, khi thị trường biến động tăng giảm mạnh thì giá trị quỹ cũng có xu hướng biến đổi cùng chiều nhưng với độ rủi ro thấp hơn nhiều (trong kinh tế lượng gọi là độ lệch chuẩn của giá trị chứng chỉ quỹ nhỏ hơn so với độ lệch chuẩn của chỉ số thị trường).

Không chiếm dụng thời gian làm công việc chính để nghiên cứu danh mục và xác định thời điểm đầu tư

Các số liệu cho thấy VN-Index đã tăng hơn 100% từ đáy (03/2020) lên đến đỉnh (06/2021) nghĩa là nếu bạn mua toàn bộ thị trường thời điểm đáy, thì 15 tháng sau giá trị tài sản của bạn gấp đôi ban đầu. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng:

(i) tại mọi thời điểm không ai có thể biết đâu là đáy, đâu là đỉnh;

(ii) khó ai có đủ tiền để mua toàn bộ danh mục VN-Index;

(iii) thời gian bỏ ra để nghiên cứu, đặt lệnh mua bán, xem tin tức, chịu áp lực từ những dự báo,… đánh bật thời gian bạn làm công việc chính để nuôi sống bản thân và gia đình.

Một kênh tiết kiệm dài hạn với lợi nhuận kỳ vọng có thể cao hơn hẳn so với gửi tiết kiệm

Số liệu thống kê tại Fmarket cho thấy mức lợi nhuận bình quân trong 3 năm gần nhất của một số quỹ cân bằng và quỹ cổ phiếu là từ 10 – 27%/năm và của các quỹ trái phiếu là từ 5 – 10%/năm. Một lưu ý quan trọng các số liệu trên là mức bình quân, nghĩa là lợi nhuận có năm sẽ cao hơn, có năm sẽ thấp hơn thậm chí là lỗ và cũng không có nghĩa đây là mức chắc chắn nhận được trong tương lai vì tùy thuộc rất lớn vào biến động của thị trường. Tuy nhiên mức kỳ vọng trên cũng khá cao so với việc gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 – 8%/năm như hiện tại.

Vậy bắt đầu như thế nào?

Thay vì mỗi ngày chúng ta đều hồi họp xem danh mục xanh hay đỏ thì việc chúng ta cần làm là: đầu tư càng nhiều càng tốt, đầu tư càng sớm càng tốt và đầu tư càng đều đặn càng tốt. Bởi vì việc đầu tư nói chung và việc đầu tư quỹ mở nói riêng không phải là ngắn hạn và cũng không phải là việc xanh mua đỏ bán như trực tiếp mua cổ phiếu, mà đó là một quá trình tích lũy lâu dài. Bên cạnh nguồn thu nhập từ lương thì một hay nhiều nguồn thu nhập thụ động từ các kênh đầu tư khác cũng là động lực không nhỏ giúp suy nghĩ về công việc chính tốt hẳn lên chứ nhỉ.

Hiện nay, việc đầu tư Chứng chỉ quỹ (CCQ) đã trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết với các ứng dụng Fintech. Thay vì phải làm việc offline với từng Quỹ đầu tư một, bạn chỉ cần tải app hoặc truy cập website của các đơn vị này, đăng ký một account và tham gia đầu tư mà thôi! Quy trình có lẽ chỉ chưa đầy 10 phút cho người mới! Quá dễ dàng phải không nào?

Tất nhiên việc chọn loại quỹ nào để đầu tư cũng là 1 bài toán khó đối với người mới. Một số ứng dụng nổi bật trên thị trường hiện nay như Tikop, Finhay, Infina hay Fmarket đều đã có lời giải cho bài toàn này. Họ cho phép người dùng chọn 1 số loại quỹ có sẵn theo từng khẩu vị rủi ro để đầu tư, và lời khuyên cho người mới bao giờ cũng là: an toàn là trên hết! Hãy đầu tư vào loại quỹ an toàn nhất để bảo toàn vốn và xem cách chúng hoạt động, sau khi đã có thời gian am hiểu phần nào quy luật của đầu tư CCQ thì hãy tham gia vào các gói mạo hiểm hơn!

Bài hôm nay tạm dừng ở đây, các bạn hãy trải nghiệm thực tế và để lại câu hỏi cho VnFintech nhé, chúng mình sẽ sớm có bài hướng dẫn cụ thể đối với từng app fintech được nhắc đến ở trên để làm rõ hơn cho trải nghiệm đầu tư và từng bước tự do tài chính của chúng ta. Hãy chăm chỉ theo dõi chuyên mục Tay chơi fintech để tiếp tục đọc các bài viết chất lượng từ bọn mình nhé!

(VFT tổng hợp)

Facebook Comments Box

By Admin Super

Thời đại nào còn không dùng Fintech! Fintech hay là chết!

3 thoughts on “Đầu tư Chứng chỉ Quỹ cho người mới bắt đầu”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *